Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ sơ sinh

Các rối loạn thận không phải là không phổ biến ở trẻ em. Không giống như tim, phổi và bệnh gan, các rối loạn thận không gây ra các triệu chứng cho tới khi gần 80% chức năng thận bị suy giảm và do vậy, bệnh thường được chẩn đoán muộn. Điều quan trọng là phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh này ở trẻ để phòng tránh. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh thận ở trẻ nhỏ:

Các triệu chứng

Tiểu đau

Nước tiểu có màu đỏ/nâu

Dòng nước tiểu yếu

Đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày

Đi tiểu nhiều hơn 12 lần/ngày

Sưng phù quanh mắt

Rối loạn tăng trưởng hoặc khuyết tật về xương

Hay cảm thấy khát

Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ sơ sinh

Các loại bệnh thận

Dị tật đường tiểu, xuất hiện từ khi mới sinh

Sỏi thận

Viêm cầu thận

Hội chứng thận hư

Nhiễm trùng đường tiểu

Suy thận cấp

Bệnh thận mạn tính

Chẩn đoán

Để chẩn đoán và đánh giá độ nặng của bệnh thận, các bác sĩ cần:

Kiểm tra nước tiểu để có thông tin về sự xuất hiện protein, hồng cầu, bạch cầu và tinh thể.

Cấy nước tiểu nên thực hiện trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu.

Ure và creatinine tăng khi thận không hoạt động thích hợp. Các xét nghiệm máu khác như electrolyte, hemoglobin, khí máu đôi khi được yêu cầu.

Siêu âm là một xét nghiệm hữu ích trong bệnh thận. Nó giúp cung cấp nhiều thông tin như kích thước thận, dị tật bẩm sinh (thận đơn/thận đa nang), thận ứ nước (sung thận), tắc đường niệu, sỏi thận, khối u ở thận.

Các xét nghiệm như chụp và sinh thiết thận hiếm khi được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị bệnh thận phụ thuộc vào từng cá nhân.

Cần sử dụng thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày. Prednisolon (steroid) được sử dụng trong hội chứng thận hư. Đôi khi một số dị tật đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa.

Ở người lớn, khi thận suy, chạy thận được thực hiện và đôi khi ghép thận là lựa chọn du nhất. Việc điều trị cũng tương tự ở trẻ em. Chạy thận có 2 loại: thẩm phân phúc mạc (hay sử dụng ở trẻ em) và chạy thận nhân tạo. Do thận bị suy, những chất như u rê, creatinine, kali, phốt pho và nước bị tích lũy dư thừa trong cơ thể. Những chất này được loại bỏ bởi thẩm tách thận.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần được ghép thận. Tuy nhiên, đây là thủ thuật rất phức tạp và tốn kém.

Phòng ngừa

Điều trị suy thận rất khó khăn, đau đớn và tốn kém. Do vậy phòng bệnh là rất quan trọng.

Nếu có các bất thường về thận kéo dài hơn 3 tháng, mức creatinine huyết cao hoặc thận bất thường trên siêu âm, trẻ cần được tới khám bác sĩ chuyên khoa.


Trẻ nhỏ bị suy thận sẽ có triệu chứng như tiểu ít, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm, run tay chân, khó kiểm soát...

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận, mất đi khả năng thải độc và lọc máu có khả năng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Giống như người lớn, suy thận ở trẻ em cũng được chia làm hai dạng. Dị tật bẩm sinh thận làm suy thận cấp tính có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh. Suy thận mạn tính thường xuất hiện ở trẻ 8-10 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do hội chứng thận hư kháng thuốc, viêm cầu thận cấp, bệnh cầu thận hoặc viêm thận lupus không được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ sơ sinh

Suy thận mạn tính thường xuất hiện ở trẻ 8-10 tuổi.

Những triệu chứng của bệnh suy thận ở trẻ em

Phó giáo sư Quỳnh Hương nhận định, suy thận thường không có triệu chứng rõ rệt. Người nhà không biết hoặc không lưu ý để theo dõi sức khỏe của trẻ. Vì thế, phần lớn trường hợp nhập viện thường ở giai đoạn cuối. Phụ huynh chú ý nếu nhận thấy những dấu hiệu bệnh dưới đây cần đưa con đến cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ có dấu hiệu sưng phù ở mắt sau khi ngủ dậy, sau đó sưng toàn bộ cơ thể như tay, chân, bụng, lưng... Bác sĩ Hương cho biết, người nhà thường lầm tưởng trẻ bị dị ứng với thức ăn hoặc do côn trùng cắn nên tự mua thuốc chữa trị. Điều này rất nguy hiểm vì ẩn chứa nhiều nguy cơ gây biến chứng khó lường. Khi lượng ure trong máu tăng cao đột ngột (vượt nồng độ 20-30 mmol/l), tình trạng phù nề sẽ diễn ra rất nhanh.

Trẻ nhỏ bị suy thận sẽ có triệu chứng như tiểu ít, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm... Nước tiểu của bé có màu đỏ do lẫn với máu, màu đục. Khi tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị bí tiểu, không tiểu được. Tiểu nhiều lần về đêm là dấu hiệu suy thận hay gặp nhất. Dù lượng nước tiểu rất ít, trẻ vẫn thường xuyên đi tiểu nhiều trong đêm. Khi đó, chức năng của thận không đảm bảo cho nhu cầu cơ thể khiến trẻ bị đái dắt. Đi tiểu thường xuyên trong đêm còn làm trẻ bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ sâu, khiến cơ thể bị suy nhược.

Khi bị suy thận, trẻ thường bị run tay chân nhiều, khó kiểm soát và kèm theo những triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn... Nếu người nhà không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, trẻ có nguy cơ bị đe dọa tính mạng, bác sĩ Hương nói.

Khi lượng oxi không đủ cung cấp cho cơ thể, trẻ thường xuyên bị thở khò khè. Hơi thở yếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm bé bị chóng mặt, thở dốc, tức ngực... Đôi khi, trong lúc ngủ, trẻ sẽ bị khó thở. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh suy thận, cơ thể của trẻ không thải được chất độc nên bị tích tụ, gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.

Theo bác sĩ Hương, khi bị suy thận, trẻ thường cảm thấy chán ăn, không còn hứng thú đối với việc ăn uống, đặc biệt ngán các món thịt. Cơ thể trẻ thường xuyên mệt mỏi, chỉ muốn nằm yên một chỗ. Người nhà cho ăn món gì cũng khiến trẻ dễ bị nôn, luôn trong tình trạng buồn nôn, nhất là khi ngửi mùi thức ăn.

Các cơn đau đầu, chóng mặt đột ngột, âm ỉ khi bị suy thận khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Bệnh suy thận làm thể tích máu tăng, dẫn tới tình trạng quá tải tuần hoàn khiến gan to, phù phổi, gây đau nhức đầu. Điều này ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ bị suy thận sẽ có triệu chứng như tiểu ít, tiểu khó, tiểu buốt... Ảnh: Shutterstock.

Cách phòng ngừa suy thận ở trẻ

Trẻ có khả năng bị suy thận bẩm sinh từ khi còn trong bụng mẹ. Vì thế, trong thai kỳ, thai phụ cần thường xuyên khám thai để phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh và bệnh suy thận ở trẻ.

Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ. Người nhà nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả, uống đủ nước mỗi ngày kết hợp vận động phù hợp. Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị bệnh, người nhà không tự ý mua thuốc theo triệu chứng, tránh cho trẻ uống thuốc bừa bãi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chức năng thải độc của thận.

Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời. Ảnh: Shutterstock.

Bệnh suy thận ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sự phát triển của trẻ, thậm chí làm ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Do đó, người nhà luôn cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ để ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Châu Vũ

Châu Vũ

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng nước tiểu không đào thải được, khiến cho các mạch trong thận bị tắc nghẽn và thận bị sưng phù. Hẹp niệu quản được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thận ứ nước ở trẻ sơ sinh, trong đó hẹp niệu quản là nguyên nhân chính. Đây là bệnh lý bẩm sinh được hình thành từ giai đoạn bào thai với nhiều bất thường trong quá trình hệ niệu, bao gồm:

  • Thiểu sản niệu quản dẫn đến nhu động bất thường qua khúc nối thận và niệu quản.
  • Không có sự đối xứng của thành cơ làm ức chế nhu động niệu quản cho nước tiểu ra khỏi thận.
  • Hình dạng niệu quản bị thay đổi do niệu quản cắm vào bể thận quá cao, điều này gây cản trở việc đưa nước tiểu từ thận xuống đến niệu quản.
  • Sự bất thường của mạch máu cực dưới thận gây tắc nghẽn niệu quản, làm cản trở quá trình đưa nước tiểu từ trên bể thận xuống.
  • Thận xoay và di động quá mức, gây tắc nghẽn từng hồi.
  • Hẹp khúc nối bể thận và niệu quản.

Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ sơ sinh

Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản có thể gây nên tình trạng thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Những bất thường kể trên làm cho quá trình đưa nước tiểu từ bể thận xuống đến bàng quang bị ứ trệ, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho thận bị giãn, gây nên bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh những nguyên nhân bẩm sinh, bệnh còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như:

  • Sỏi thận quá lớn làm chặn niệu quản và khiến thận bị sưng.
  • Có khối u, u nang chèn ép niệu quản, gây tắc nghẽn.
  • Sẹo hoặc máu đông trong niệu quản làm cho đường di chuyển của nước tiểu bị hẹp đi.

Khi bị thận ứ nước, trẻ em thường có một số biểu hiện sau:

  • Có biểu hiện đau và khóc khi đi tiểu
  • Đau vùng bụng dưới, trẻ khóc khi bị nắn hoặc ấn vào bụng dưới
  • Đi tiểu nhiều hơn so với bình thường
  • Xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa, sốt

Thận ứ nước ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi đó, trẻ sẽ có triệu chứng:

  • Đau lưng
  • Sốt
  • Nước tiểu có màu đục
  • Khóc hoặc khó chịu khi đi tiểu do các cơn đau

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh có thể được chẩn đoán ngay trong thời gian thai kỳ hoặc sau khi trẻ đã sinh ra.

3.1 Chẩn đoán trước khi sinh

Bệnh được phát hiện nhờ phương pháp siêu âm trong thai kỳ. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ nhận thấy được những bất thường của kích thước thận, tình trạng của nước ối và thận bị ứ nước hay không. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm các yếu tố khác, đồng thời theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ của người mẹ.

3.2 Chẩn đoán thận ứ nước sau khi sinh

Sau khi trẻ được sinh ra, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp khác để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Siêu âm thận (RUS): Phương pháp này để xác định lại hệ thống thận cũng như tình trạng ứ nước.
  • Chụp X-quang niệu đạo khi tiểu và bàng quang (VCUG): Đây là phương pháp dùng để loại trừ hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản. Nếu không có hiện tượng trào ngược, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT – scan niệu quản nhằm lượng giá chức năng của thận, xác định mức độ tắc nghẽn ở niệu quản và mức độ thận ứ nước ở trẻ sơ sinh.
  • Chụp cắt lớp hạt nhân thận: Bác sĩ thực hiện phương pháp này bằng cách tiêm một lượng nhỏ đồng vị phóng xạ vào máu trẻ, so sánh chức năng của hai quả thận và xác định độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Và một số các xét nghiệm máu cơ bản khác.

Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ bị thận ứ nước do sỏi thận sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi để loại bỏ sỏi

Phương pháp điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào từng giai đoạn và nguyên nhân gây bệnh. Cơ bản gồm các phương pháp sau:

  • Theo dõi và điều trị bằng thuốc: Các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình, bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi hệ thống thận, cho bé dùng thuốc kháng sinh liều thấp nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Phẫu thuật điều trị thận ứ nước: Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng. Nếu trẻ bị thận ứ nước do sỏi thận, phẫu thuật nội soi sẽ được tiến hành để loại bỏ sỏi. Bên cạnh đó, một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận và niệu quản qua nội soi sau phúc mạc.

Bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi còn rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: