Mẫu đơn xin hiến đất làm đường giao thông

Tôi định mua một căn nhà trong hẻm, chủ nhà (cũng là chủ của lô đất liền kề hẻm) có trình ra bản cam kết đã nộp cho Văn phòng Đăng ký đất đai của Quận. Trong văn bản này, chủ nhà trình bày về việc tình nguyện hiến một phần đất để mở rộng con hẻm nói trên. Cho tôi hỏi, việc chủ nhà đó đăng ký hiến đất như vậy đã đúng thủ tục hay chưa, tôi phải làm gì để đảm bảo rằng họ thực hiện đúng cam kết về hiến đất mở rộng hẻm? (vì nếu không thực hiện theo cam kết này, căn nhà có giá trị thấp hơn giá mà tôi định mua rất nhiều).

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Lê Ngô Trung, Luật sư cao cấp Công ty TNHH Luật Vega cho biết: 

Hiến đất là việc tặng cho quyền sử dụng đất, mà ở đây là yêu cầu xác lập việc thay đổi quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất (chủ nhà).

Mẫu đơn xin hiến đất làm đường giao thông
                                         Luật sư Lê Ngô Trung, Luật sư cao cấp Công ty TNHH Luật Vega

Theo Điều 459 Bộ luật dân sự quy định về tặng cho bất động sản thì:

“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

Theo quy định tại Điều 73, nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai thì:

“Điều 73. Trình tự, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề

1. Khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì một trong các bên nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai.

2. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu”.

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 9, thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất:

“Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề gồm có:

a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan;

c) Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

d) Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế”.

Vì vậy, việc chủ nhà mới chỉ nộp bản cam kết lên Phòng đăng ký đất đai, nhưng chưa hoàn tất các thủ tục như trên cũng như được cập nhật việc biến động đất trên chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chưa được xem là hoàn tất việc hiến đất.

Để đảm bảo chủ nhà thực hiện đúng cam kết, cần đưa nội dung này vào hợp đồng mua bán đất để xem là điều kiện ràng buộc sau này hoặc yêu cầu chủ nhà hoàn tất thủ tục hiến đất theo luật định trước khi chính thức thực hiện giao dịch mua bán, sang nhượng.

Thời gian gần đây, phong trào hiến đất mở đường diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương. Điều bất thường là không ít người “hiến đất” nhằm mục đích trục lợi chính sách, dễ bề tách thửa, chuyển mục đích đất ở để phân lô, bán nền. Vậy thực hư việc hiến đất làm đường để tách thửa? Những điều cần biết về hiến đất làm đường để tách thửa là gì? Cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Mẫu đơn xin hiến đất làm đường giao thông
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HIẾN ĐẤT LÀM ĐƯỜNG ĐỂ TÁCH THỬA

Nội dung bài viết:

  1. 1. Quy định về tách thửa trong hiến đất làm đường để tách thửa
  2. 2. Những điều cần biết về hiến đất làm đường để tách thửa
  3. 3. Thực hiện thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa được quy định tại đâu?
  4. 4. Một số địa phương hướng dẫn thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa
  5. 5. Những trường hợp lạm dụng hiến đất làm đường để tách thửa vi phạm pháp luật
  6. 6. Công ty Luật ACC có Dịch vụ hướng dẫn thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa không?
  7. 7. Một số câu hỏi thường gặp
    1. Công ty nào cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục  hiến đất làm đường uy tín chất lượng?
    2. Thời gian ACC  cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục  hiến đất làm đường là bao lâu?
    3. Chi phí khi cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục hiến đất làm đường là bao nhiêu?
    4. Điều kiện để hoàn tất thủ tục hiến đất làm đường là gì?

1. Quy định về tách thửa trong hiến đất làm đường để tách thửa

Hiện nay, quy định về tách thửa trong hiến đất làm đường để tách thửa như thế nào? Liên quan đến vấn đề tách thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa, khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP (bổ sung Điều 75a Nghị định 43/2014/NĐ-CP) quy định như sau:

“Điều 75a. Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.”

Như vậy, tùy từng địa phương sẽ ban hành quy định cụ thể về điều kiện tách thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

2. Những điều cần biết về hiến đất làm đường để tách thửa

Căn cứ theo Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tư, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. Việc hiến đất làm đường chỉ có thể hoàn tất khi cơ quan chức năng ra quyết định tiếp nhận và thu hồi phần đất hiến để nhập thành đất công.

Việc hiến đất là tự nguyện của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đó. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu các cấp chính quyền đưa ra đủ thông tin về việc mở đường đi. Việc một số hộ gia đình trong xóm bắt bạn phải hiến đất và còn hăm dọa bạn nên bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an để được giải quyết.

Trên đây là một số lưu ý cần quan tâm về hiến đất làm đường để tách thửa phần nào giúp bạn đọc biết được hiến đất hoàn tất khi nào.

3. Thực hiện thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa được quy định tại đâu?

Về cơ bản, việc tách thửa thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 148/2020/NĐ-CP, các quyết định của địa phương và các văn bản hướng dẫn có liên quan khác.

Như vậy, thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa dựa vào các quy định trên và các văn bản hướng dẫn cụ thể của địa phương để thực hiện.

4. Một số địa phương hướng dẫn thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa

Sau đây, người viết đưa ra thêm các thông tin về thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa tại một số địa phương.

  • Quyết định 05/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do thành phố Cần Thơ ban hành:

“Điều 5. Một số trường hợp tách thửa các loại đất

  1. Các trường hợp tách thửa sau đây không đảm bảo diện tích tối thiểu theo quyết định này thì Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể như sau:
  2. c) Sử dụng đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này, nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa.”
  • Quyết định 75/2019/QĐ-UBND quy định về diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An:

“Điều 8. Xử lý các trường hợp đặc biệt

  1. UBND tỉnh giao UBND cấp huyện xem xét, giải quyết cụ thể các trường hợp sau:
  2. b) Thửa đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện công trình, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa;”
  • Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức giao, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam:

“Điều 16. Tách thửa đất đối với trường hợp khác

  1. Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận khi có nhu cầu tách thửa đối với đất ở nhưng thửa đất tách ra và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 30 m2, cạnh chiều rộng mặt tiền là 3,5 m, cạnh chiều sâu (tính từ mặt tiền đến hết thửa đất) là 05 m và để xem xét giải quyết trong các trường hợp sau đây:
  2. c) Thửa đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa tại Điều 14 Quy định này nhưng trước đây người sử dụng đất đã hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (đã được đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận), nay diện tích đất còn lại đủ diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này thì được phép tách thửa.”

Đây là những quy định của địa phương về việc xem xét tạo điều kiện tách thửa đối với người sử dụng đất mà trước đây đã hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn.

5. Những trường hợp lạm dụng hiến đất làm đường để tách thửa vi phạm pháp luật

Hiện nay, tại rất nhiều địa phương lợi dụng hiến đất làm đường để tách thửa sau đó bán trái phép, không đúng theo quy định. Nhiều cá nhân đã thu gom, mua đất với diện tích lớn, sau đó xin hiến đất mở đường giao thông thuận lợi vào khu đất của mình rồi tách thửa, bán với giá cao. Có trường hợp sau khi hiến đất, tự do xây dựng mà không có giấy phép xây dựng.

Có rất nhiều nguyên nhân sai phạm, nhưng vấn đề mấu chốt nhất vẫn là thủ đoạn hiến đất mở đường để dễ dàng tách thửa, lập dự án không đúng quy định.

Hiến đất làm đường để tách thửa là một việc làm đúng nếu đáp ứng đấy đủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chỉ vì hành vi trục lợi cho bản thân đã có rất nhiều người đã vi phạm pháp luật.

6. Công ty Luật ACC có Dịch vụ hướng dẫn thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa không?

ACC là đơn vị hàng đầu và uy tín trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, ACC có đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm trong lĩnh vực dân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận, và hỗ trợ tư vấn khách hàng đang có vướng mắc về pháp luật dân sự một cách toàn diện và tối đa.

7. Một số câu hỏi thường gặp

Công ty nào cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục  hiến đất làm đường uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ thực hiện thủ tục hiến đất làm đường nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.

Thời gian ACC  cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục  hiến đất làm đường là bao lâu?

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục hiến đất làm đường là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Điều kiện để hoàn tất thủ tục hiến đất làm đường là gì?

Căn cứ theo Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tư, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. Việc hiến đất làm đường chỉ có thể hoàn tất khi cơ quan chức năng ra quyết định tiếp nhận và thu hồi phần đất hiến để nhập thành đất công.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiến đất làm đường để tách thửa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.