Nguyên nhân tình trạng mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định tuổi 10-19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Các vấn đề phát sinh từ hành vi tình dục không an toàn ở độ tuổi này dễ dẫn tới tình trạng bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe cũng như các hệ lụy khác trong cuộc sống gia đình, xã hội.

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000 - 300.000 ca nạo phá thai được báo cáo chính thức. Trong khi đó, khoảng từ 20 - 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và từ 60 - 70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi từ 15 - 19. Theo đánh giá của WHO, tỷ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao trong các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.   Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, internet, những khái niệm như quan hệ trước hôn nhân, sống thử... đã không còn lạ lẫm trong đời sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là chính các em lại thiếu kiến thức về tình dục an toàn, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng lại mơ hồ về hậu quả của thuốc.

Nguyên nhân tình trạng mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên.
 

Phó trưởng khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Ngân Hà cho biết, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ước tính số ca nạo phá thai trung bình 1 ngày khoảng 40 - 50 ca, 1 năm khoảng 5.000 ca, trong đó có khoảng 18 - 20% ở tuổi vị thành niên. Tức là mỗi năm có khoảng 900 ca trẻ vị thành niên tới bệnh viện để nạo phá thai. Có những em đã phải trở thành bà mẹ “bất đắc dĩ” khi mới 10 tuổi và có những em 15 tuổi đã nạo phá thai 2 lần… Đáng nói là không ít trường hợp chọn phá thai bằng thuốc vì cho rằng đây là biện pháp hiệu quả, kín đáo, có thể thực hiện tại nhà mà không biết phá thai bằng thuốc cũng như bất kỳ dịch vụ y tế nào khác đều cần sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Nếu phá thai không đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ dễ dẫn đến những “biến chứng” nặng nề như sảy thai giữa chừng, nhau thai không hết, băng huyết…   Cùng với đó, hiện nay, ở nước ta tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh khoảng 20 - 25%, trong đó 10% là do nam giới. Còn nữ giới đa phần do viêm nhiễm, viêm dính vùng tử cung, tắc vòi trứng, tổn thương niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung… Hậu quả này phần lớn do phá thai và tình dục không an toàn.   Về nguyên nhân của tình trạng nạo phá thai cao ở  nước ta, Phó Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Ðinh Anh Tuấn cho biết, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở nước ta được duy trì ở mức khoảng 75 - 79% trong nhiều năm qua, nhưng tỷ lệ phá thai vẫn cao là do còn nhiều trường hợp không áp dụng biện pháp tránh thai; có nhu cầu nhưng không được đáp ứng và nhất là thất bại trong các biện pháp tránh thai.   Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản vô sinh TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Phượng chia sẻ, không ít người bỏ thai đến lần thứ 3, thứ 4 dù đã được tư vấn về các biện pháp phòng tránh, nguy cơ tai biến sau nạo hút nhưng chỉ vài tháng sau vẫn lại khuôn mặt ở độ tuổi thanh niên, thiếu niên đó đến nhờ bác sĩ giải quyết. Bà Phượng cũng cho hay, nạo phá thai dù một lần hay nhiều lần đều để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như tâm lý. Nhiều bé gái đến bỏ thai khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mới qua tuổi dậy thì, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra như nhiễm trùng, băng huyết, sót nhau, thủng tử cung, chửa ngoài dạ con, nặng hơn có thể dẫn đến vô sinh. Còn nạo phá thai tại các phòng khám tư nhân không có chuyên môn có thể dẫn đến vô sinh hoặc đe dọa nghiêm trọng tính mạng người mẹ. Vô sinh đối với phụ nữ chưa có con và nhất là đối với tuổi vị thành niên là một nỗi đau cả về thể chất và tâm hồn, gây ám ảnh lâu dài. Chưa kể đến những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ tuổi vị thành niên hoặc những người từng nạo, hút thai nhiều lần cũng thường gặp nhiều rủi ro về sức khỏe hơn các trẻ em khác.   Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, theo Tổng cục trưởng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế Nguyễn Doãn Tú, cần có những giải pháp tổng thể với sự tham gia của các ngành liên quan, cùng các phụ huynh. Bên cạnh tuyên truyền, cần nghiêm cấm các nhà thuốc tư nhân, phòng khám tư nhân bán thuốc hoặc bỏ thai cho người ở tuổi vị thành niên, thanh niên. Với những cơ sở được phép, các ca nạo phá thai là thanh niên, vị thành niên phải có cha mẹ đi cùng. Ngoài ra, nhà trường cần coi trọng vấn đề giáo dục giới tính, kiến thức về quyền sinh sản và quyền đối với sức khỏe tình dục trong đó bao gồm kiến thức về các chức năng của bộ phận sinh dục con người, các biện pháp phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS. Đồng thời, những người làm cha, làm mẹ cũng cần gạt bỏ mọi định kiến để cung cấp cho con trẻ kiến thức về tuổi dậy thì, về tình dục và sinh sản là để con có kỹ năng sống, hiểu biết để tự điều chỉnh hành vi tình dục của chính mình một cách đúng đắn và lành mạnh, tránh phạm những sai lầm từ sự thiếu hiểu biết.

Nhã Khanh

Nhiều thanh thiếu niên có hoạt động tình dục nhưng không được thông tin đầy đủ về cách tránh thai, mang thai, và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả nhiễm HIV. Sự bốc đồng, thiếu kế hoạch, sử dụng ma túy và rượu đồng thời làm giảm khả năng thanh thiếu niên nhận biết trong việc tránh thai và bảo vệ bản thân.

Bất kỳ phương pháp tránh thai Tổng quan về tránh thai nào ở người lớn đều có thể được sử dụng ở tuổi thanh thiếu niên. Vấn đề phổ biến nhất là sự tuân thủ (ví dụ, quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày hoặc dừng thuốc hoàn toàn - thường không có hình thức ngừa thai khác). Mặc dù nam giới sử dụng bao cao su là hình thức ngừa thai được sử dụng nhiều nhất nhưng vẫn có những nhận thức rằng giảm việc sử dụng thường xuyên (ví dụ như sử dụng bao cao su làm giảm sự thoải mái và ảnh hưởng đến "tình yêu lãng mạn"). Một số bạn nữ tuổi thanh thiếu niên cũng e ngại khi yêu cầu bạn tình nam sử dụng bao cao su trong thời gian quan hệ tình dục.

Mang thai là một stress tâm lý đáng kể ở tuổi thanh thiếu niên. Trẻ vị thành niên có thai và bạn tình của họ có xu hướng bỏ học hoặc bỏ dở các khóa đào tạo nghề, điều này ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của trẻ sau này, làm giảm lòng tự trọng, và gây căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân. Thanh thiếu niên (chiếm 13% tổng số ca mang thai ở Hoa Kỳ) ít có khả năng được chăm sóc trước sinh như ở người trưởng thành, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi (ví dụ tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn). Thanh thiếu niên, đặc biệt là những người trẻ tuổi và những trẻ không được chăm sóc trước sinh, thường có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ thai kì cao hơn những phụ nữ độ tuổi 20, chẳng hạn như thiếu máu và tiền sản giật. Trẻ con của các bà mẹ trẻ (đặc biệt là các bà mẹ <15 tuổi) có xu hướng sinh non sớm hơn và có cân nặng khi sinh thấp. Tuy nhiên, với chăm sóc trước sinh đúng cách, thanh thiếu niên lớn tuổi không có nguy cơ cao hơn người lớn trong vấn đề mang thai.

Sự phá thai Nạo phá thai không loại bỏ các vấn đề tâm lý của quá trình mang thai không mong muốn cho các cô gái vị thành niên hoặc bạn tình của họ. Khủng hoảng cảm xúc có thể xảy ra khi trẻ được chẩn đoán mang thai, khi trẻ quyết định phá thai và ngay sau khi được thực hiện phá thai, khi đứa trẻ chào đời, và khi thời gian lặp lại ngày định mệnh đó. Tư vấn và giáo dục của gia đình về các biện pháp tránh thai cho cả cô gái và bạn trai có thể rất hữu ích.

Cha mẹ có thể có những phản ứng khác nhau khi con gái họ nói rằng mình đang mang thai hoặc con trai của họ nói rằng anh ta đã làm cho ai đó mang bầu. Một số cha mẹ hài lòng và những người khác thì đau khổ, vì vậy cảm xúc có thể bao gồm từ phấn khích, thờ ơ, hoặc thậm chí là tức giận. Điều quan trọng là phụ huynh phải bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ những trẻ vị thành niên thông qua sự lựa chọn của họ. Cha mẹ và thanh thiếu niên cần phải nói chuyện cởi mở về phá thai, nhận con nuôi và làm cha mẹ - tất cả những lựa chọn mà trẻ khó có thể thực hiện một mình. Tuy nhiên, trước khi tiết lộ việc mang thai ở trẻ vị thành niên, các bác sĩ cần phải kiểm tra các vấn đề bạo lực gia đình có hay không vì việc tiết lộ có thể làm cho những thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị bạo hành.