Trình bày chế độ vệ sinh ở trường lớp mầm non

116VỆ SINH NHÀ TRẺ - MẪU GIÁO Mục tiêu học tập 1 . Trình bày được các yêu cầu về các điều kiện nuôi dạy tiêu chuẩn của một nhà trẻ. 2 . Trình bày được các yêu cầu về các điều kiện nuôi dạy tiêu chuẩn của một trường mẫu giáo. 3 . Liệt kê được các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khoẻ trẻ tại các cỏ sở nuôi dạy trẻ. I. Nhà trẻ 1. Loại nhà trẻ Có thể chia ra nhiều loại nhà trẻ như sau đây : 1.1. Loại nhà trẻ dựa vào thời gian nuôi dưỡng các cháu - Loại gởi cả ngày - Loại nhà trẻ gởi cả ngày đêm kéo dài suốt tuần - Loại nhà trẻ gởi theo ca kíp 1.1. Loại nhà trẻ dựa vào lứa tuổi Gồm nhiều nhóm tuổi, nhưng mỗi nhóm không quá 12 -15 cháu (đối với nhóm trẻ nhỏ) và không quá 20 cháu (đối với nhóm trẻ lớn). Thường thì nhà trẻ chia làm 4 nhóm: - Nhóm 1 : Từ 2 đến 9 tháng tuổi - Nhóm 2 : Từ 9 đến 14 tháng tuổi - Nhóm 3 : Từ 14 đến 24 tháng tuổi - Nhóm 4 : Từ 24 đến 36 tháng tuổi 2. Địa điểm xây dựng 2.1 Vị trí Yêu cầu về vị trí của trường mầm non và nhà trẻ tương tự như yêu cầu chung của trường học và phải gần các nguồn cung cấp nước sạch.Mỗi một đơn vị dân cư (thôn xóm hoặc phường) cần tổ chức được 1-2 nhà trẻ. 2.2. Diện tích xây dựng Yêu cầu vệ sinh cho 1 nhà trẻ trung bình là từ 20 đến 30m2/trẻ. Được phân chia như sau: Từ 40 - 50% diện tích dùng để xây dựng các phòng học, nhà chơi, phòng ngủ, phòng tiếp đón, phòng làm việc của Ban chủ nhiệm, phòng y tế Từ 40 -60% diện tích còn lại dùng để trồng cây xanh, xây dựng các vườn hoa, sân chơi. Đường đi lối lại trong trường phải có kích thước từ 1,00 đến 1,25m, các lối đi lát gạch hoặc láng xi măng để tránh cát bùn. Có các khu vui chơi riêng biệt cho từng nhóm tuổi. Có lối đi riêng biệt cho nhà bếp để chuyên chở thực phẩm. 3. Các yêu cầu vệ sinh về thiết kế xây dựng 3.1. Nhà cửa Quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để đảm bảo mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, đồng thời lại được chiếu sáng đầy đủ. Chiều cao của phòng đảm bảo từ 3 - 3,5m. Vệ sinh cơ sở học tập 117Sàn lát gạch men, lát gỗ và rải vải sơn lên trên để tiện cho việc cọ rửa và nếu trẻ bị ngã cũng không đau lắm. Tường phòng phải dày để có thể làm được các giá để đồ vật và còn để ngăn được tiếng ồn. 3.2. Chiếu sáng Có hai loại chiếu sáng 3.2.1. Chiếu sáng tự nhiên Mỗi phòng trong nhà trẻ đều phải có cửa sổ. Tất cả các cửa sổ nên có cánh cửa gương và được lau sạch hàng ngày. Bờ trên của cửa sổ cách trần từ 20 - 40 cm. Bờ dưới đủ cao để trẻ không trèo lên được. Hệ số sánh sáng đảm bảo từ 1/4 đến 1/5 đối với phòng chọn lọc, phòng tiếp đón, phòng vui chơi. Các phòng khác từ 1/7 đến 1/8. 3.2.2. Chiếu sáng nhân tạo Tốt nhất là đèn điện, đảm bảo sao cho được chiếu sáng đều và gián tiếp. Các công tắc điện phải để cao từ 1,5 đến 1,6 m. Ngoài hành lang, nhà xí cũng phải có điện. Trong nhà trẻ phải có các bình cứu hỏa và thường kỳ kiểm tra hoạt động của bình, mọi nhân viên phải biết cách sử dụng. 4. Cách bố trí các phòng trong nhà trẻ Mỗi nhóm trẻ phải có các phòng: 4.1. Phòng chơi và phòng ăn Có diện tích từ 36 - 48m24.2. Phòng ngủ tập thể Diện tích từ 28 - 36m2. Phải đảm bảo được yên tĩnh khi trẻ ngủ. 4.3. Phòng vệ sinh Diện tích từ 12 - 24 m2. Nên bố trí gần phòng chơi, phòng ngủ để thuận tiện cho trẻ khi đi vệ sinh. Đảm bảo thoáng, ở cuối chiều gió, dễ thoát nước có cửa mở ở phía sau. 4.4. Hiên chơi Diện tích từ 12 - 24m2 là nơi cho trẻ vui chơi, phải có lan can cao 0,6m bao bọc xung quanh. 4.5. Các phòng chung cho toàn nhà trẻ + Phòng hiệu trưởng: diện tích 10 -15m2 dành làm nơi làm việc. + Văn phòng: là nơi hội họp, học tập chuyên môn của các cô nuôi dạy trẻ và cán bộ công nhân viên toàn nhà trẻ. Còn là nơi tiếp khách. Diện tích từ 22 -25m2. + Phòng truyền thống hoặc thư viện: là nơi trưng bày hiên vật, tranh ảnh lưu niệm về hoạt động của nhà trẻ. Phòng có thể dùng để trưng bày, bảo quản đồ dùng dạy học, đồ chơi của nhà trẻ. Là nơi giáo viên và cán bộ nhà trẻ đọc sách, nghiên cứu chuyên môn Diện tích từ 25 - 30m2. + Phòng sinh hoạt chung: là nơi để tổ chức các buổi sinh hoạt và hoạt động chung. Diện tích từ 70 - 72m2. + Phòng y tế: là nơi theo dõi quản lý sức khỏe của trẻ và là nơi nghỉ ngơi cho các cháu bị mệt ốm đột xuất. + Phòng làm việc của hành chính quản trị: diện tich từ 10 đến 12 m2. + Khu vực ăn uống bao gồm: Vệ sinh cơ sở học tập 118Nhà bếp: Sắp xếp theo bếp một chiều, ngăn nắp, gọn gàng tiện sử dụng, hợp vệ sinh. Kho thực phẩm: phải đảm bảo ngăn nắp, hợp vệ sinh chống ẩm tốt. Nơi chế biến thức ăn. 5. Các công trình vệ sinh 5.1. Cung cấp nước sạch Nguồn nước phải đảm bảo các điều kiện sau: - Nguồn nước hợp vệ sinh. - Đủ về khối lượng (100 -150l/trẻ/ngày) - Có các đường ống nước dẫn nước tới các khu vực nhà bếp, phòng vệ sinh của từng nhóm trẻ. 5.2. Khu vực nhà xí chung Nngoài nhà xí riêng cho từng nhóm trẻ còn cần phải có nhà xí chung đều xây theo kiểu tự hoại hoặc Sulabh, có đủ nước để cọ rửa thường xuyên. 5.3.Hệ thống thoát nước thải Phải kín, dễ thoát nước không ứ đọng và được dẫn tới hệ thống cống chung của thành phố hay khu vực. 6. Khu vực sân chơi. Chiếm từ 50 - 60% diện tích toàn trường. Sân chơi phải đảm bảo một khung cảnh sự phạm đẹp, hài hòa và sinh động. Có mặt bằng rộng để tập thể dục, vui chơi chạy nhảy và an toàn. Có cây che bóng mát hoặc giàn che nắng. Trong sân chơi chia ra các khu vực trò chơi vận động, thể dục, chơi giao thông, chơi với cát và chơi với nước. 7. Nguyên tắc về trang thiết bị trong nhà trẻ. 7.1. Giường cũi Tùy theo từng nhóm tuổi mà đóng các giường cũi khác nhau. Chiều dài của giường phải lớn hơn chiều cao của trẻ từ 20 - 30cm. Chiều rộng giường bằng 2 lần chiều rộng vai trẻ. Chiều cao của thành giường phải phù hợp với chiều cao của trẻ sao cho trẻ không trèo ra ngoài được. Chân giường chỉ cao 10cm. Đối với cũi, cần đóng đủ cho từ 5 - 10 trẻ chơi trong đó, thanh cũi cao hay thấp tùy thuộc vào tuổi cuả trẻ. Ví dụ: trẻ < 5 tháng thì thành cao 35cm Trẻ 5 - 10 tháng thì thành cao 45cm Hai bên thành cũi cần có cọc căng dây để treo đồ chơi cho trẻ. 7.2. Bàn ăn, bàn chơi, bàn học Phải đảm bảo phù hợp với tầm vóc của trẻ sao cho khi trẻ ngồi vào bàn thấy thoải mái. Vệ sinh cơ sở học tập 119Bảng kích thước bàn ghế nhà trẻ, mẫu giáo Kích thước (cm) Số I Số II Số III Số IV Số V Cao trẻ(cm) 65 - 74 75 - 82 83 - 94 95-99 100-109 Cao bàn 33 37 41 43 47 Cao ghế 16 19 22 24 27 Hiệu số 17 18 19 19 20 8. Đồ chơi của trẻ Mục đích cuả đồ chơi là làm cho trẻ vui vẻ, hoạt động có mục đích và có phương hướng. Đồ chơi còn giúp cho trẻ phát triển cơ thể, phát huy khả năng tưởng tượng và sáng kiến. Đồ chơi phải phù hợp với từng độ tuổi và mang tính giáo dục nên cần phải đẹp đẽ, chắc chắn, hợp vệ sinh. Không được cho trẻ dùng những đồ chơi bằng lông hoặc thủy tinh, đảm bảo an toàn cho trẻ. 8.1. Với trẻ dưới 1 tuổi Đồ chơi phải có màu sắc tươi đẹp, được treo ở nơi dễ nhìn thấy. Đồ chơi phải có tác dụng giúp trẻ mau chóng phát triển các giác quan và năng khiếu quan sát. Kích thước của đồ chơi phải phù hợp với lòng bàn tay của trẻ. Khi trẻ bắt đầu biết đi, đồ chơi giúp trẻ đi những bước đầu tiên trong cuộc đời. 8.2. Với trẻ từ 1 - 2 tuổi Thời kỳ này trẻ đã bắt đầu biết bắt chước các động tác của người lớn, do đó đồ chơi phải đảm bảo giúp trẻ tập nhiều lần (xếp đồ chơi ) 8.3. Với trẻ từ 2 - 3 tuổi Thời kỳ này đã biết bắt chước nhiều động tác của người lớn, cho nên đồ chơi cần có nhiều màu sắc và nhiều hình dáng, cho trẻ những loại đồ chơi bắt chước cộng việc người lớn (làm nội trợ, bán hàng, làm bác sĩ ). Đồng thời cần nhiều trò chơi phát triển vận động sự nhanh nhẹn, sáng kiến 9. Chăm sóc và giáo dục trẻ Trẻ được tiếp nhận và nhà trẻ phải đảm bảo một số yêu cầu về tình trạng sức khỏe như sau: - Trẻ không mắc các bệnh đang ở thời kỳ tiến triển như các bệnh lao, viêm khớp - Trẻ phải có một giấy chứng nhận sức khỏe do bố mẹ đã cho đi khám và theo dõi trong thời gian 6 tháng trước đó. - Mỗi trẻ khi được nhận vào nhà trẻ cần phải có một y bạ và có nhiều phiếu theo dõi về sự phát triển thể lực qua hai chỉ số chiều cao đứng, chiều cao ngồi và cân nặng của trẻ. Mỗi năm trẻ được kiểm tra sức khỏe từ 1 - 3 lần. - Trẻ phải được tiêm chủng và uống vaccine đề phòng 7 bệnh trong chương trình TCMR. - Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, sau khi khỏi bệnh, muốn trở lại nhà trẻ phải có giấy chứng nhận của cán bộ y tế. - Trong quá trình nuôi dưỡng, trẻ phải được ăn đúng chế độ theo nhóm tuổi. Nhà bếp phải được kiểm tra vệ sinh các thực đơn cho trẻ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Vệ sinh cơ sở học tập 120- Các cô nuôi dạy trẻ phải hướng dẫn cho trẻ những hành vi văn minh trong khi ăn và động viên trẻ ăn hết suất. - Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ tại nhà trẻ, trẻ phải được ngủ đủ số lần và số thời gian cho từng lứa tuổi. II. Lớp mẫu giáo Lứa tuổi mẫu giáo từ 36 tháng đến 72 tháng được chia làm 3 nhóm tuổi: - Mẫu giáo từ 36 - 48 tháng. - Mẫu giáo nhỡ từ 48 - 60 tháng. - Mẫu giáo lớn từ 60 - 72 tháng. Số lượng trẻ trong lớp quy định: Lớp mẫu giáo bé : 25 trẻ Lớp mẫu giáo nhỡ : 30 trẻ Lớp mẫu giáo lớn : 35 trẻ. 1. Quy hoạch - Các phòng học có diện tích từ 40 - 50m2. - Các phòng ngủ có diện tích từ 25 - 30m2. - Phòng hoạt động âm nhạc có trang bị gương soi, các dụng cụ ậm nhạc, đài, máy cassette. Ngoài ra, các phòng khác đều bố trí như nhà trẻ. 2. Trang bị bàn ghế trong các lớp mẫu giáo - Bàn ghế của lớp mẫu giáo(như trên) - Các đồ dùng, trang thiết bị khác như đồ dùng giảng dạy, học tập cho cô giáo và các cháu. Đồ chơi phục vụ cho các loại trò chơi đều đảm bảo về số lượng và hợp vệ sinh, hấp dẫn đối với tuổi mẫu giáo. 3. Cô giáo và nhân viên phục vụ - Các cô giáo : 100% đều phải được đào tạo ở các trường sự phạm nuôi dạy trẻ và sự phạm mẫu giáo từ sơ cấp trở lên. - Các cô giáo và cán bộ nhân viên phục vụ phải có sức khỏe tốt, ít nhất là không mắc bệnh truyền nhiễm kinh niên. III. Vi khí hậu ở nhà trẻ - mẫu giáo và sức khỏe của trẻ 1. Anh hưởng của môi trường vi khí hậu Do cấu tạo và chức năng của các cơ quan trên cơ thể trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo chưa ổn định, và chưa thích nghi với những sự biến đổi đột ngột của môi trường bên ngoài đặc biệt là 3 yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, và tốc độ gió, do đó mỗi khi có sự thay đổi các yếu tố này trong môi trường sẽ gây ra những rối loạn các chức năng sinh lý bình thường của trẻ. 2. Biện pháp đề phòng ( sinh viên tự liên hệ biện pháp dự phòng) - Khi quá nóng - Khi quá lạnh Vệ sinh cơ sở học tập 121 IV. Một số bệnh có liên quan đến chế độ nuôi dưỡng và vệ sinh trong nhà trẻ - mẫu giáo 1. Những bệnh thường gặp 1.1. Bệnh suy dinh dưỡng 1.2. Bệnh còi xương Ngoài các nguyên nhân thông thường, còn có nguyên nhân do nhà cửa tối tăm ẩm thấp. Do tập quán kiêng nắng, gió , ít cho trẻ ra ngoài ánh sáng mặt trời. 1.3. Bệnh thiếu Vitamin A và khô mắt Là bệnh dinh dưỡng phổ biến nhất hiện nay ở trẻ nhỏ 1.4. Nhiễm chuẩn hô hấp cấp tính (ARI) Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh là do vệ sinh môi trường ở nhà trẻ còn yếu kém, như tối tăm, không thoáng khí, độ ẩm cao bản thân trẻ không được mặc đủ ấm, ăn nóng và ngủ ấm về mùa đông. 1.5. Bệnh tiêu chảy Ngoài nguyên nhân do vệ sinh thực phẩm không tốt, trẻ không được ăn khi thức ăn còn nóng. Ở những trẻ duới 1 tuổi, còn do các bệnh nhiễm trùng ngoài ruột gây sốt cao cần được chú ý xử trí tốt các nguyên nhân nhiễm trùng. 2. Một số biện pháp phòng bệnh chủ yếu - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, trong khẩu phần của trẻ. Như chế độ cho trẻ bú sữa mẹ, chế độ ăm sam (ăn dặm) cho trẻ được tắm nắng đúng quy định vệ sinh. - Thực hiện tốt việc giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ ở tuổi sinh đẻ. - Phát triển hệ sinh thái V.A.C tại gia đình để tự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. -Vệ sinh môi trường phải được quan tâm thường xuyên của mọi người trong cộng đồng, của các cô giáo và CBNV ở trong các trường mầm non. Vệ sinh cơ sở học tập