Cảm giác nghén như thế nào

Không hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ bị sẩy thai thường ít bị buồn nôn hơn. Nhưng rất nhiều mẹ bầu hoàn toàn bình thường, có ít hoặc không có buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu. Hãy tự cho mình là may mắn và đừng lo lắng nếu mẹ không phải chịu đựng!

Làm thế nào để khắc phục chứng ốm nghén? Nếu mẹ có biểu hiện buồn nôn và nôn nhẹ, các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh thường khuyên nên áp dụng một số biện pháp tương đối đơn giản sau:

  • Ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ thường xuyên trong ngày để dạ dày của mẹ không bao giờ trống. Thực phẩm có hàm lượng protein cao và carbohydrate phức tạp (cơm, xôi,…) có thể đặc biệt hữu ích. Mẹ nên ăn chậm.
  • Đừng nằm ngay sau khi ăn bởi vì nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Để đồ ăn vặt trên giường, chẳng hạn như bánh quy giòn để mẹ có thể ăn ngay lúc đói. Ăn bánh quy cũng có thể giúp mẹ cảm thấy tốt hơn và đơn giãn để thực hiện.
  • Ngồi dậy từ từ vào buổi sáng, nên ngồi trên giường vài phút, chứ không bật dậy đột ngột.
  • Tránh thức ăn có mùi và gây ra buồn nôn. Nếu có vẻ như mẹ buồn nôn với gần như mọi thứ bổ dưỡng, mẹ nên ăn vài món bất kỳ mà mẹ cảm thấy ngon miệng.
  • Ăn các món ăn hơi lạnh hoặc bằng với nhiệt độ phòng bởi vì các loại thực phẩm nóng có xu hướng có mùi mạnh hơn.
  • Không nên ăn thức ăn chứa chất béo nhiều vì phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Mẹ cũng nên tránh xa các loại thức ăn chiên, thực phẩm cay, chua, hoặc gia vị nhiều, nó có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ. 
  • Đánh răng và rửa miệng sau khi ăn.
  • Uống nước giữa các bữa ăn, nhưng không uống nhiều cùng một lúc vì nó sẽ làm cho mẹ no. Nhấm nháp nước thường xuyên trong suốt cả ngày là cách thức tốt để giữ nước mà không làm đầy bụng. (Màu nước tiểu của mẹ cho biết liệu bạn có đủ chất lỏng hay không: màu vàng hoặc vàng nhạt. Nếu màu vàng đậm, đó là dấu hiệu mẹ cần uống nhiều hơn)
  • Nếu mẹ nôn mửa nhiều, hãy thử một loại đồ uống thể thao có chứa glucose, muối, và kali để bù đắp các chất điện giải bị mất.
  • Mẹ nên để ý các yếu tố kích thích có thể gây ra buồn nôn để tránh, như  căn phòng ngột ngạt, mùi nước hoa nặng, mùi xe hơi, hoặc thậm chí các kích thích thị giác nhất định, giống như ánh sáng nhấp nháy…
  • Hít thở không khí trong lành bằng cách đi dạo công viên hoặc mở cửa sổ cho thoáng khí.
  • Thư giãn và ngủ trưa bất cứ khi nào mẹ có thể - buồn nôn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi.
  • Xem truyền hình hoặc dành thời gian với bạn bè để giải tỏa căng thẳng và xóa tan những khó chịu của mẹ bầu.
  • Dùng vitamin dành cho mẹ bầu, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Dùng gừng. Có tác dụng hổ trợ tiêu hóa và giảm bớt sự buồn nôn. Mẹ có thể uống trà gừng, hay mứt gừng, kẹo gừng,… Nếu gừng dưới dạng dược phẩm hay thuốc men, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé!
  • Dùng thử bạc hà. Một số phụ nữ cảm thấy nhẹ nhõm khi nhấm nháp trà bạc hà hoặc kẹo bạc hà, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Thử nghiệm với hương liệu. Một số mẹ bầu tìm thấy mùi thơm như chanh, bạc hà, hay cam có tác dụng hữu ích. Mẹ có thể cho một hoặc hai giọt tinh dầu vào một khăn tay, hay đơn giản hơn mang vỏ cam, vỏ bưởi theo người, khi có cảm giác bất ổn với mùi gây khó chịu thì mẹ dùng khăn tay hay những vỏ này để ngửi. (Tinh dầu rất mạnh, do đó sử dụng rất ít, nên chọn tinh dầu tự nhiên mẹ nhé.)

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà giải thích rằng: 

Sản phụ thường nghén nhiều nhất trong 3 tháng đầu do nồng độ hocmon thai kỳ HCG tăng và đạt đỉnh ở tuổi thai 8-12 tuần, sau đó sẽ hạ xuống dần. Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm nghén để hỗ trợ trong một số trường hợp mẹ nghén nhiều. Và sẽ chỉ định truyền dịch trong trường hợp mẹ bầu ói nhiều làm mất nước điện giải.

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chính gây ra ốm nghén vẫn chưa được khoa học tìm ra nhưng một số nguyên nhân dự đoán có thể gây ra triệu chứng ốm nghén là do nội tiết & hormone của người phụ nữ mang thai biến đổi một cách sâu sắc ngay từ đầu thai kỳ, cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này gây ra ốm nghén. Hơn thế nữa, khi mang thai khứu giác trở nên nhạy cảm với một số mùi, khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn mang thai và không hề nguy hiểm như nhiều mẹ vẫn nghĩ.

Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và là triệu chứng phổ biến của các mẹ bầu. Một số dấu hiệu của ốm nghén là: buồn nôn, hay nôn, mệt mỏi, khó chịu, không ăn uống được… Những triệu chứng này thường sẽ chấm dứt sau 3 tháng đầu và không để lại bất cứ hậu quả gì. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ vẫn còn có những quan niệm sai lầm về ốm nghén gây ra sự lo lắng không đáng có. Nghén không gây hại cho thai nhi, nhưng nếu nôn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và từ đó ảnh hưởng đến thai.

Các biện pháp làm giảm ốm nghén.

Để giảm bớt triệu chứng khó chịu của nghén, thai phụ hãy áp dụng các biện pháp sau:

–        Ăn chậm, thong thả và nhai kỹ. Chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, 6 đến 8 bữa một ngày. Tránh các thức ăn béo và nhiều gia vị.

 

–        Đói thường làm tăng cảm giác buồn nôn, ăn làm dịu những cảm giác khó chịu này. Do đó, các mẹ bầu phải luôn chuẩn bị sẵn bên mình những loại thức ăn tiện lợi như bánh quy, bánh mì nướng, những loại ngũ cốc, trái cây khô… Nghén có thể xuất hiện vào bất kỳ trong ngày, hãy ăn ngay khi cảm thấy sắp xảy ra triệu chứng.

 

–        Nếu nghén xảy ra vào nửa đêm, đừng ngại ngần hãy dậy và ăn ngay.

–        Nếu nghén xuất hiện vào buổi sáng, hãy nhắm nháp một ít thức ăn trước rồi ăn nhiều hơn sau 15 phút.

–        Luôn mang theo bên mình những loại thức ăn này để đề phòng đói gây buồn nôn vào bất cứ lúc nào.

 

–        Uống một tách trà gừng, ngửi chút hương bạc hà cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn.

–        Tránh căng thẳng, stress làm tăng triệu chứng nghén.

–        Nên uống nước thường xuyên để đề phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Uống bất cứ thứ gì mà dạ dày chấp nhận được, như nước lọc, nước trai cây, sữa… Uống nửa giờ trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn và nhớ phải uống từng ngụm nhỏ.

–        Do không ăn uống được nhiều các mẹ có thể bổ sung thêm vitamin cho bà bầu như Elevit hay Blackmores Pregnancy để đảm bảo đầy đủ chất cho cả mẹ và thai nhi. Các chất quan như: sắt, acid folic, Iodine, canxi là rất quan trọng và cần thiết cho bà bầu trong giai đoạn mang thai.

–        Tránh mùi “nặng”, nên mở cửa sổ thường xuyên, nên dùng quạt hút mùi khi nấu nướng để loại bỏ các mùi thức ăn.

 

Cần đi khám ngay khi bị nghén nặng.

Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng 

–        Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

–        Tiểu đường thai kỳ.

–        Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.

–        Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng 

–        Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.

–        Mất nước và tiểu ít.

–        Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.

–        Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

 

Trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng, nôn quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước và mất sức, ăn uống không được thì nên đi khám bác sĩ ngay. Một số triệu chứng nặng có thể xuất hiện như sau:

Nghén là cảm giác như thế nào?

Ốm nghén hiểu đơn giản là cảm thấy buồn nôn và nôn, xảy ra nhiều lần trong một ngày. Với đa số bà bầu thì triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 4 - 6 của thai kỳ và sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, một số người lại diễn biến tình trạng ốm nghén nặng hơn và khó kiểm soát.

Buồn nôn khi mang thai bắt đầu khi nào?

Khoảng 2/3 phụ nữ mang bầu cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai rất sớm trong 1-2 tuần đầu tiên. Sang đầu tam cá nguyệt thứ hai, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn. Chỉ một số ít trường hợp mẹ bầu bị chứng buồn nôn “theo” đến tận lúc sinh.

Thời gian thai nghén kéo dài bao lâu?

Ốm nghén thai kỳ không kéo dài lâu, ở một số người nó xuất hiện sớm từ tuần thai thứ 5 - 6 nhưng chủ yếu xảy ra vào trước tuần thai thứ 9. Nghén kéo dài khoảng 3 - 4 tuần, nghĩa là kết thúc trước tuần thai thứ 14, có thể sớm hoặc muộn hơn. Các trường hợp nghén nặng có thể kéo dài qua vài tháng hoặc đến hết thai kỳ.